Bài đăng

Mùa mưa lũ đề phòng các bệnh về da

Hình ảnh
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Vậy những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ là gì? Có những biện pháp hiệu quả nào để điều trị và phòng bệnh? Bài viết của ThS. Đỗ Xuân Khoát sẽ giải đáp những thắc mắc này. Mùa mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. (Ảnh: Đ. Nam - nguồn internet) Các bệnh nhiễm khuẩn da Chốc lở: Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết chợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh

Tình dục và tuổi tác

Hình ảnh
Do nhiều biến đổi của cơ thể xảy ra khi tuổi càng cao (từ 40 tuổi trở đi), da có nhiều nếp nhăn, vết nám, tóc bạc và rụng, người béo ra nhất là bụng và vú, nội tiết tố nam giảm đi. Vậy về tình dục có những thay đổi gì khi tuổi tác tăng dần? Khó khăn và cách khắc phục - Muốn cương được cần có nhiều kích thích tình dục hơn khi trẻ. Dương vật và bìu đều giảm cảm xúc nên cần nhiều kích thích trực tiếp hơn, nhiều ve vuốt hơn mới cương cứng lên được. Đối tác của bạn cũng nhiều tuổi hơn và không còn sức hấp dẫn kích thích như xưa. Ở tuổi này, đôi khi đang mải mê với thú vui vợ chồng thì dương vật của bạn lại bị xìu mềm. Bạn và vợ bạn đừng buồn nản vì hiện tượng nhất thời này, khi ấy cần bàn tay hợp tác của các quý bà sẽ làm cho nó cương cứng trở lại. - Dương vật cứng nhưng không cứng như trước. Nó có thể kém cứng chút đỉnh và lại dễ bị xìu mềm hơn vì hệ thống sợi chun giãn và mạch máu ở dương vật đã bị suy yếu. Cũng đừng lo. Việc giao hợp không đòi hỏi một dương vật cứng như sắt mà chỉ cần đủ

Tạm biệt nhiệt miệng, loét miệng, phồng rộp miệng lưỡi, nóng trong người

Hình ảnh
Ảnh nhiệt miệng, loét miệng, phồng rộp miệng lưỡi, nóng trong người Nguyên nhân gây loét miệng Loét miệng khởi phát với cảm giác ngứa và bỏng rát ở niêm mạc trong má, hay ở bờ hoặc mặt dưới lưỡi, lợi, môi, sàn miệng, vòm khẩu cái...Sau đó hình thành một hay vài vết loét, nông hoặc sâu, ranh giới rõ rệt, niêm mạc chung quanh vết loét sưng tấy đỏ. Đau là triệu chứng điển hình và luôn có, nên thường gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn những thức ăn cay, mặn. Bệnh thường kéo dài trong vòng từ 7-10 ngày rồi tự khỏi, khi khỏi thường không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cũng như công việc. Y học hiện tại vẫn chưa xác định được rõ, các nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh loét miệng. Tuy nhiên, có một số nhân tố được coi là nguyên nhân gây bệnh như: - Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin C, PP, B6, B12, kẽm... - Do rối loạn nội tiết ở phụ nữ, khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi m

Ðiều trị giãn dây chằng đầu gối

Thu Vân (Hà Nội) Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương với các tổn thương như giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm đầu gối. Ở đầu gối có các dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên... Khi bị đứt hoặc giãn dây chằng này bệnh nhân rất đau. Sau một thời gian hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Sụn chêm chính là phần bọc ngoài cùng của xương chày và ổ khớp gối. Bình thường, mặt sụn chêm nhẵn, có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà còn ma sát mạnh gây đau. Chụp Xquang có thể thấy có rạn nứt xương. Chụp cộng hưởng từ có thể thấy mức độ giãn dây chằng, đứt dây chằng, rạn rách sụn chêm. Khi bị chấn thương dây chằng hay bong gân, không nên dùng các loại cao chườm nóng, vì sẽ làm sưng hơn và đau tăng do dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường. Nên chườm đá lạnh ngay khi bị chấn thương. Nếu giãn dây

Cận thị có gây nhức đầu?

Vậy em có nên uống không và uống như thế nào? Nguyễn Hồng Đăng (hongdang@gmail.com) Thực ra tật cận thị không gây nhức mắt, nhức đầu vì mắt thường không cần điều tiết khi nhìn xa hay nhìn gần. Trong khi đó thì tật viễn thị hay loạn thị thường gây nhức đầu do mắt phải điều tiết liên tục khi nhìn cả xa lẫn gần. Do đó, nếu bạn nhức hốc mắt và có cả nhức đầu thì nhiều khả năng có bệnh khác ở mắt hay ngoài mắt nữa. Những người xem tivi nhiều hoặc làm việc với máy tính quá lâu sẽ dễ bị mỏi mắt (kể cả người cận và không cận). Để mắt có thời gian nghỉ ngơi cứ 45 - 60 phút nên nghỉ 5 - 10 phút. Với người có tật khúc xạ, ngoài việc điều chỉnh kính đúng số, người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn giàu vitamin A, vitamin A có trong các loại củ quả màu vàng, đỏ, xanh thẫm... Ngoài ra có thể dùng thêm một số loại thuốc bổ mắt ở dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Một năm có thể uống 1 - 2 đợt, không nên uống liên tục. Nếu 6 tháng mà độ cận không tăng thi

Nanocapsule

Hình ảnh
Nhờ ứng dụng công nghệ này, người ta có thể bào chế ra nhiều loại thuốc trên cơ sở cấu trúc nano để có thể tập trung chính xác vào khu vực cơ thể cần dùng đến thuốc. Thế nào là nanocapsule? Vi nang nano (nanocapsule - NC) là một loại vi hạt có kích cỡ nanomet được bao bọc bên ngoài bởi những loại polymer không độc tính. Bên trong là một lõi chất lỏng chứa những thành phần quan trọng (như thuốc chẳng hạn). NC có rất nhiều ứng dụng, trong đó triển vọng nhất là trong các hệ thống đưa thuốc đến đích tác động. Khi được nạp vào NC, các độc tính toàn thân có liên quan đến thuốc sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời sự tập trung thuốc ở vị trí trị liệu cũng tăng lên. Quá trình vi nang hoá sẽ làm tăng hiệu lực, tính đặc hiệu và khả năng hướng đích của thuốc. NC giúp bảo vệ phân tử thuốc khỏi bị phân huỷ quá sớm trong môi trường sinh học nên sẽ làm tăng sinh khả dụng và kéo dài sự hiện diện của thuốc trong máu nhằm tạo điều kiện cho thuốc được hấp thu hiệu quả vào bên trong tế bào. Các NC có thể sẽ nh

Viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em và cách phòng ngừa

Hình ảnh
Trẻ bị viêm ruột hoại tử có thể bị các biến chứng như: thủng ruột, viêm phúc mạc, tắc ruột dẫn đến tử vong. Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng. Ngay với trẻ sinh đủ tháng cũng có thể mắc bệnh này nhưng tỷ lệ ít hơn. Bệnh viêm ruột hoại tử cấp tính ở trẻ em gặp nhiều vào mùa hè và mùa thu. Các dấu hiệu của bệnh là: Đau bụng: Trẻ mắc bệnh mới đầu đau bụng nhẹ, sau đó nặng dần và kéo dài, dữ dội từng cơn. Thường đau ở quanh rốn hoặc vùng bụng trên. Nôn: Sau khi xuất hiện đau bụng khá lâu, trẻ có thể buồn nôn. Thứ nôn ra là chất hòa tan trong dạ dày, có thể chứa mật gan, nặng có thể nôn ra chất giống màu như cafe. Dấu hiệu vùng bụng: Vùng bụng của trẻ mắc bệnh thời kỳ đầu mức nhẹ là trướng hơi, mềm, có thể đau nhẹ, nhưng không có điểm đau nhất định. Cùng với trướng bụng, sau đó có thể xuất hiện điểm đau nhất định. Lớp cơ thành ruột thời kỳ cuối hoại tử chảy máu, chức năng vận động đường ruột trở ngại dẫn đến ruột t